12 Điều Y Đức Trong Ngành Y Tế - Toàn văn quyết định số 2088/BYT-QĐ về 12 điều y đức

Ý nghĩa của 12 điều y đức người thầy thuốc: 12 điều y đức này nhằm nhắc nhở những người đang làm việc trong ngành y hãy làm việc đúng với lương tâm của mình, chăm sóc và chữa trị cho người bệnh thật chu đáo, đừng để những vật chất làm mờ đi ý chí của bản thân.

Nội dung 12 điều Y đức trong ngành Y tế là tiêu chuẩn đạo đức mà bất cứ ai đang làm trong ngành Y Dược đều phải ghi nhớ suốt đời. Thiên Long Đường (Nội dung được cập nhật, tổng hợp và sưu tầm bởi Mai Quốc Vĩnh)

12 Điều Y Đức. Toàn văn quyết định số 2088/BYT-QĐ về 12 điều y đức:

01 - Nghiêm túc thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
02 - Tôn trọng pháp luật và các quy chế chuyên môn.
03 - Tôn trọng quyền của bệnh nhân như được khám và chữa bệnh, quyền riêng tư, không phân biệt đối xử…
04 - Có thái độ niềm nở, tận tình, trang phục chỉnh tề khi tiếp xúc với người bệnh và người nhà bệnh nhân.
05 - Xử lý kịp thời, khẩn trương người bệnh cấp cứu.
06 - Kê đơn thuốc phù hợp, an toàn.
07 - Không được rời bỏ vị trí khi đang làm nhiệm vụ.
08 - Dặn dò chu đáo cho người bệnh khi họ được xuất viện.
09 - Cảm thông, chia buồn khi người bệnh tử vong.
10 - Tôn trọng, đoàn kết với đồng nghiệp.
11 - Tự kiểm điểm, nhận trách nhiệm khi thiếu sót.
12 - Tham gia tích cực và gương mẫu trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe.

Cùng Thiên Long Đường - Mai Quốc Vĩnh lời giải tìm hiểu thêm về nguyên tắc đạo đức và nhiệm vụ của Thầy Thuốc nhé!

Mục Lục Nội Dung

1. Y đức là gì?
2. Nguyên tắc đạo đức y khoa
3. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc: người thầy thuốc phải
4. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: người thầy thuốc phải:

1. Y đức là gì?
- Từ nhỏ, mỗi một công dân đều được gia đình và nhà trường dạy dỗ, rèn luyện về tính kỉ luật, kỉ cương, bồi dưỡng nhân cách và đạo đức sao cho trở thành một con người tốt, có ích cho xã hội.

- Đối với những người làm trong lĩnh vực giáo dục và y tế thì việc đào tạo này lại mang đến một ý nghĩa quan trọng gắn liền với đạo đức và tiêu chuẩn hành nghề, được gọi là y đức.

- Y đức của một người thầy thuốc, bác sĩ chính là hình ảnh mà người đó mang lại khi tiếp đón, phục vụ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân của mình. Một người bác sĩ có y đức là một người luôn luôn có thái độ niềm nở, tiếp đón tận tình, quan tâm chăm sóc những người bệnh mà không mang mục đích trục lợi, ý đồ riêng.

- Ngoài ra, y đức còn được thể hiện thông qua kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc học tập, chữa trị và sáng kiến đổi mới, phát triển sự nghiệp của một người trong ngành y tế. Vì vậy, nếu không có y đức, một bác sĩ sẽ không thể đạt được những thành tựu trong sự nghiệp của mình.

2. Nguyên tắc đạo đức y khoa
- Người thầy thuốc phải tận tâm chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng danh dự và quyền con người.

- Người thầy thuốc phải duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật trong tất cả các giao tiếp chuyên môn, và phấn đấu báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo.

- Người thầy thuốc phải tôn trọng luật pháp và nhận lãnh trách nhiệm theo đuổi những cải cách nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
- Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép.

- Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng, và trao dồi kiến thức khoa học; duy trì học thuật y khoa; cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân, đồng nghiệp, và công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên gia khác khi cần thiết theo chỉ định.

- Người thầy thuốc (ngoại trừ các trường hợp cấp cứu) trong điều kiện thích hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.

- Người thầy thuốc phải nhận lãnh trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cộng đồng và y tế công cộng.

- Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối vụ bệnh nhân là trên hết.

- Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận dịch vụ y khoa.

3. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc: Người thầy thuốc phải
- Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất.

- Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc.

- Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt đối xử.

- Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân.

- Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp. Báo cáo cho giới chức có trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa đảo.

- Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính hay quà cáp.

- Tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.

- Có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm.

- Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng.

- Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh.

- Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia.

4. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: Người thầy thuốc phải:
- Tôn trọng sinh mạng của con người.

- Hành động vì lợi ích của bệnh nhân.

- Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.

- Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.

- Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.

- Không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.

Theo: Mai Quốc Vĩnh (TH - ST)


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng