Đại Cương Kinh Lạc - Thiên Long Đường - Mai Quốc Vĩnh
Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.
Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạch và lạc mạch.Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh, chính kinh có mười hai sợi, tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ. Kỳ kinh có tám sợi, tức đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính.
Ý nghĩa sinh lý của kinh lạc:
Tác dụng sinh lý của kinh lạc là Hành khí huyết, dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết (lưu thông khí huyết, dưỡng âm dương tố chất, nuôi dưỡng các cơ quan), trong thuộc tạng phủ, ngoài lạc chi khớp, thông trong đạt ngoài, vận hành khí huyết, liên hệ toàn thân, để duy trì bình thường công năng sinh lý cơ quan tổ chức cơ thể. Ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, ngũ quan, cửu khiếu, bì nhục cân cốt… của cơ thể, đều phải nhờ liên hệ của kinh lạc với sự dưỡng nuôi của khí huyết, mới có thể phát huy công năng của nó, đồng thời hỗ tương hiệp điều thành một chỉnh thể hữu cơ.
Ý nghĩa bệnh lý của kinh lạc:
Ở tình huống bệnh lý, kinh lạc có liên quan với sự phát sinh và truyền biến của bệnh tật. Ngoại tà xâm phạm cơ thể, nếu tác dụng bảo vệ phần ngoài của khí mất bình thường, bệnh tà sẽ men theo đường kinh lạc mà truyền vào tạng phủ. Ngược lại, tạng phủ có bệnh, cũng sẽ men theo đường kinh sở thuộc mà thể hiện những triệu chứng tương ứng đến phía ngoài cơ thể. Nhưng thứ truyền biến này chỉ có thể là tương đối, có phải truyền biến hay không, còn phải xem các nhân tố như tính chất mạnh yếu của bệnh tà, chính khí của cơ thể thịnh suy, trị liệu thích hợp hay không … mà xác định.
Kinh Lạc Tuần Hành: Mười bốn kinh mạch đều có bộ vị tuần hành nhất định.
Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau: Thủ thái âm phế kinh - Thủ dương minh đại tràng kinh - Túc dương minh vị kinh - Túc thái âm tỳ kinh - Thủ thiếu âm tâm kinh - Thủ thái dương tiểu tràng kinh - Túc thái dương bàng quang kinh - Túc thiếu âm thận kinh - Thủ quyết âm tâm bào kinh - Thủ thiếu dương tam tiêu kinh - Túc thiếu dương đảm kinh - Túc quyết âm can kinh.
- 3 kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay.
- 3 kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt.
- 3 kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.
- 3 kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.
Bát Mạch Kỳ Kinh
Mạch còn gọi là bát mạch là tám đường lớn chứa chân khí trong con người. Các mạch cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết. Tám mạch bao gồm:
- Nhâm mạch: Xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.
- Đốc mạch: Xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên. Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.
- Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm soát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.
- Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.
- Âm kiêu mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.
- Dương kiêu mạch bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.
- Âm duy mạch từ gót chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.
- Dương duy mạch từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.
Kinh Lạc Chủ Trị
Mười hai kinh mạch phân bố thuộc vào tạng phủ, âm kinh thuộc tạng là lý (lạc với phủ), dương kinh thuộc phủ là biểu (lạc với tạng). Hai kinh biểu lý thông qua lạc mạch nối tiếp thông đồng lẫn nhau. Do đó 2 kinh biểu lý, ở phương diện sinh lý và bệnh lý đều là liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau:
1. Thủ thái âm phế kinh
- Chi: Tay
- Ngũ hành: Kim
- Thuộc: Phế
- Lạc: Đại tràng
- Thời gian: 3am - 5am (Dần)
- Chủ trị: Bệnh chứng các bộ vị phế, ngực, hầu họng, bệnh sốt, tự hãn, đạo hãn, tiểu đường và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
2. Thủ thiếu âm tâm kinh
- Chi: Tay
- Ngũ hành: Hoả
- Thuộc: Tâm
- Lạc: Tiểu tràng
- Thời gian: 11am - 1pm (Ngọ)
- Chủ trị: Bệnh bộ vị ngực và tâm, bệnh thần chí, đại não phát dục không đầy đủ, thần kinh suy nhược, trúng phong á khẩu và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
3. Thủ quyết âm tâm bào kinh
- Chi: Tay
- Ngũ hành: Hoả
- Thuộc: Tâm bào
- Lạc: Tam tiêu
- Thời gian: 7pm - 9pm (Tuất)
- Chủ trị: Bệnh bộ vị ngực, tâm, vị, bệnh thần chí, thần kinh suy nhược đại não phát dục không đầy đủ, hen suyễn, bệnh sốt rét và bệnh chứng của bộ vi kinh này đi qua.
4. Thủ thiếu dương tam tiêu kinh
- Chi: Tay
- Ngũ hành: Hoả
- Thuộc: Tam tiêu
- Lạc: Tâm bào
- Thời gian: 9pm - 11pm (Hợi)
- Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị bên đầu, tai, mắt, hầu, bệnh chứng ngực sườn, bệnh phát sốt, phong chẩn, táo bón và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
5. Thủ thái dương tiểu tràng kinh
- Chi: Tay
- Ngũ hành: Hoả
- Thuộc: Tiểu tràng
- Lạc: Tâm
- Thời gian: 1pm - 3pm (Mùi)
- Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị bả vai, cổ gáy, đầu, mắt, tai, hầu họng, bệnh thần chí, bệnh phát sốt, đau thắt lưng và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
6. Thủ dương minh đại tràng kinh
- Chi: Tay
- Ngũ hành: Kim
- Thuộc: Đại tràng
- Lạc: Phế
- Thời gian: 5am - 7am (Mão)
- Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị trước đầu, mặt, miệng, răng, mắt, tai, mũi, hầu họng, bệnh chứng bộ vị ngực bụng, bệnh phát sốt, phong chẩn, bệnh cao huyết áp và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
7. Túc thái âm tỳ kinh
- Chi: Chân
- Ngũ hành: Thổ
- Thuộc: Tỳ
- Lạc: Vị
- Thời gian: 9am - 11am (Tỵ)
- Chủ trị: Bệnh tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, các thứ xuất huyết, thiếu máu, mất ngủ, thủy thũng, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
8. Túc thiếu âm thận kinh
- Chi: Chân
- Ngũ hành: Thủy
- Thuộc: Thận
- Lạc: Bàng quang
- Thời gian: 5am - 7am (Dậu)
- Chủ trị: Bệnh hệ nội tiết và hệ sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược, bệnh chứng bộ vị hầu, ngực, thắt lưng và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
9. Túc quyết âm can kinh
- Chi: Chân
- Ngũ hành: Mộc
- Thuộc: Can
- Lạc: Đảm
- Thời gian: 1am - 3am (Sửu)
- Chủ trị: Bệnh can (bao quát bệnh cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ, hay chiêm bao), bệnh đảm, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
10. Túc thiếu dương đảm kinh
- Chi: Chân
- Ngũ hành: Mộc
- Thuộc: Đảm
- Lạc: Can
- Thời gian: 11pm - 1am (Tý)
- Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị bên đầu, mắt, tai, ngực sườn, bệnh can đảm, bệnh thần chí, bệnh phát sốt, xây xẩm, sưng chân, táo bón và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
11. Túc thái dương bàng quang kinh
- Chi: Chân
- Ngũ hành: Thủy
- Thuộc: Bàng quang
- Lạc: Thận
- Thời gian: 3pm - 5pm (Thân)
- Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị lưng eo, sau gáy, sau đầu, đỉnh đầu, mắt, với bệnh tạng phủ quan hệ với du huyệt ở lưng của kinh này, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, thai vị khác thường, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
12. Túc dương minh vị kinh
- Chi: Chân
- Ngũ hành: Thổ
- Thuộc: Vị
- Lạc: Tỳ
- Thời gian: 7am - 9am (Thìn)
- Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị trước đầu, mặt, miệng, răng, hầu họng, bệnh tràng vị, bệnh thần chí, bệnh cao huyết áp, thiếu máu, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể suy nhược và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Nhâm Mạch
- Mạch Nhâm là mạch của các kinh âm.
- Khởi đầu từ huyệt Hội Âm (nơi giao nhau của mạch Nhâm với mạch Đốc), mạch Nhâm đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương.
- Từ huyệt thừa tương có những mạch chạy vòng quanh môi, vào lợi (nướu) rồi liên lạc với mạch đốc tại huyệt Ngân Giao
- Cũng từ huyệt Thừa Tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt Thừa Khấp rồi đi sâu vào trong mắt
- Các huyệt đạo: Hội Âm, Khúc Cốt, Trung Cực, Quan Nguyên, Thạch Môn, Khí Hải, Âm Giao, Thần Khuyết, Thủy Phần, Hạ Quản, Trung Quản, Thượng Quản, Hạ Uyển, Chiên Trung, Thiên Đột, và Thừa Tương.
- Chủ trị: Bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh tràng vị, bệnh chứng phế và hầu họng, bệnh thần chí, cơ thể suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Đốc Mạch
- Mạch Đốc là mạch của các kinh dương
- Mạch Đốc bắt đầu từ chỗ huyệt Trường Cường chạy ngược lên theo cột sống, qua giữa gáy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống giữa mặt và kết thúc ở huyệt Ngân Giao.
- Các huyệt đạo: Trường Cường, Yêu Du, Yêu Dương Quan, Mệnh Môn, Huyền Xu, Trung Tích, Trung Xu, Cân Súc, Chí Dương, Linh Đài, Thần Đạo, Thân Trụ, Đào Đạo, Đại Chùy, Á Môn, Phong Phủ, Não Hộ, Cường Gian, Hậu Đình, Bách Hội, Tiền Đình , Tín Hội, Thượng Tinh, Thần Đình, Tố Liêu, Nhân Trung, Đài Đoan, Ngân Giao.
- Đốc mạch chủ trị: Bệnh bộ vị đầu mặt, hầu họng và bệnh tâm, phế, tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, đại não phát dục không hoàn chỉnh, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể hư suy, thần kinh suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.
Xung Mạch
- Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm soát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân. Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.
Đới Mạch
- Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương. Âm kiêu mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng. Dương kiêu mạch bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.
Âm Kiều Mạch
- Mạch Âm Kiều là một chi mạch của kinh Túc thiếu âm thận chia ra, khởi đầu từ chỗ lõm dưới cái xương lớn phía trước mắt cá trong, đi qua trên xương mắt cá trong, men thẳng lên trong bắp đùi rồi đi vào bụng dưới, theo phía trong bụng ngực đi vào huyệt Khuyết bồn, lại đi ra phía trước chỗ động mạch của huyệt Nhân nghinh, rồi vào xương gò má, đến đầu con mắt thì hợp với kinh Túc thái dương (lại hội với kinh Thủ thái dương, Túc dương minh, và mạch Dương kiều ở huyệt Tình minh).
Dương Kiều Mạch
- Mạch Dương kiều bắt đầu ở ngón chân đi men mắt cá ngoài, đi lên đến huyệt Phong trì ở phía sau não (hội với kinh Túc thiếu âm ở Cự liêu, lại hội với kinh Thủ dương minh ở huyệt Kiên liêu và huyệt Cự cốt, lại hội với hai kinh mạch Thủ túc thái dương, và Dương duy ở huyệt Nhu du, hội với hai kinh thủ túc dương minh ở huyệt Địa thương, lại hội với Nhâm mạch và kinh Túc dương minh ở huyệt Thừa khấp).
Dương Duy Mạch
− Mạch Dương Duy bắt đầu từ huyệt Kim môn (kinh Bàng quang), chạy theo mặt ngoài cẳng chân đến huyệt Dương giao (kinh Đởm), chạy tiếp lên vùng mông đến huyệt Cự liêu (kinh Đởm), chạy theo mặt ngoài thân lên vai đến huyệt Nhu du (kinh Tiểu trường), chạy đến huyệt Kiên liêu (kinh Tam tiêu) rồi đến Kiên tỉnh (kinh Đởm, cũng là giao hội với túc dương minh Vị), chạy tiếp đến Ấ môn, Phong phủ (mạch Đốc), sau đó vòng từ phía sau đầu ra trước để đến tận cùng ở Dương bạch sau khi đã đến các huyệt Chính doanh, Bản Thần, Lâm khấp (kinh Đởm).
Với lộ trình như trên, mạch Dương duy (cũng như mạch Âm duy) đã nối với toàn bộ các kinh dương của cơ thể (Thái dương, Dương minh và mạch Đốc).
Âm Duy Mạch
- Mạch Âm Duy xuất phát từ huyệt Trúc tân của kinh Thận, đi dọc lên trên theo mặt trong của đùi đến nếp bẹn tại huyệt Phủ xá (kinh Tỳ), đến bụng tại huyệt Đại hoành và Phúc ai (kinh Tỳ), đến cạnh sườn tại huyệt Kỳ môn (kinh Can), xuyên cơ hoành lên ngực vào vú, lên cổ tại huyệt Thiên đột và Liêm tuyền của mạch Nhâm.
Xem thêm